Tin tức

Các bước cần làm khi tôm bị bệnh phân trắng

Cac buoc can lam khi tom bi benh phan trang

Theo các chuyên gia, tôm bệnh phân trắng đặc biệt nghiêm trọng bởi khả năng lây lan nhanh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi, thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người nuôi. Do vậy, bà con cần thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh sớm để có giải pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tôm bệnh phân trắng

Khi thời tiết thay đổi thất thường, môi trường nuôi bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh thì phân trắng rất dễ xuất hiện trong các ao nuôi tôm thương phẩm.

Đầu tiên cùng nhìn lại sơ lược về nguyên nhân tôm bệnh phân trắng, giai đoạn nhiễm bệnh và tập hợp các triệu chứng ở từng mức độ. Như đã nói ở trên, đây là bệnh có thể diễn ra trong rất nhiều điều kiện, do có nhiều nguyên nhân. Tôm thẻ chân trắng thường bệnh ở giai đoạn từ 1 đến 1.5 tháng nuôi. Tôm sú trễ hơn, từ 2 đến 2,5 mới bắt đầu nhiễm. Các nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh phân trắng bao gồm tảo độc, thức ăn bị nấm mốc, ký sinh trùng và một số tác nhân khác.

Phân trắng trong ruột tôm

Phân trắng trong ruột tôm

Tuy nhiên, theo nghiên cứu chủ yếu có hai loại nguyên nhân chính gây ra tôm bệnh phân trắng.

Thứ nhất là ký sinh trùng gregarine, một loại ký sinh trùng cấu tạo từ 2 tế bào và một bộ phận dùng bám chặt vào ruột tôm để ký sinh. Loại này thường xảy ra vào cuối năm khi thời tiết chuyển lạnh, gặp nhiều ở tôm sú nuôi mật độ thấp, không có ao lắng, ít xử lý nước.

Do đó, các vật chủ trung gian như cá tạp, giun nhiều tơ, động vật thân mềm tồn tại nhiều trong ao và lây nhiễm cho tôm. Tôm có dấu hiệu ăn yếu hoặc nặng hơn là bỏ ăn. Đường ruột bị nhiễm nhiều ký sinh trùng, vị trí chúng bám bị trầy xước, hư hại, trở thành cửa ngõ xâm nhập của các loài vi khuẩn có hại (nhất là vibrio) làm viêm, sưng. Ruột bị kích thích, sẽ tiết ra nhiều chất nhầy, ít tiết dịch tiêu hóa làm thức ăn không được tiêu hóa và bị lên men thối trong đường ruột dẫn đến phân trắng.

Khi mới khởi phát, các dãy phân trắng xuất hiện trong vó, rất dai và tanh hôi, số lượng ngày một nhiều hơn, gan tụy trở nên sưng to, mềm và dễ vỡ. Sau một thời gian, phân trắng xuất hiện dày đặc trong ao, đó cũng là lúc vibrio xâm nhập sâu vào các bộ phận khác của tôm và gây bệnh nặng hơn. Gan tụy chuyển sang teo dai, tôm bị ốp thân và sự tăng trưởng bị đứng hẳn lại.

Thứ hai là do nhiều yếu tố gộp lại làm sức đề kháng của tôm yếu nên vi khuẩn có cơ hội tấn công gây bệnh. Ngược lại với phân trắng do gregarine, bệnh này lại thường xuất hiện vào mùa nóng khi môi trường nuôi ô nhiễm cao, thức ăn thừa làm tích lũy hữu cơ quá nhiều.

Trường hợp này sẽ phát triển giai đoạn bệnh nhanh hơn do ký sinh trùng. Nguyên nhân chính vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng có một điều chắc chắn là khi vi khuẩn vibrio phát triển mạnh trong đường ruột sẽ gây ra các hiện tượng tương tự như khi gregarine gây bệnh. Có điều mức độ dày đặc của phân trắng cao hơn rất nhiều, gan tụy trở nên teo nhỏ nhanh hơn, chết rải rác đến số lượng cao.

Đặc biệt, trong trường hợp này, mẫu phân tích phân cho thấy có chứa thể vermiform, có hình dạng giống với ký sinh trùng gregarine nhưng không được cấu tạo từ 2 tế bào và bộ phận bám. Thể này được tạo ra do tế bào gan tụy bị bong tróc tách khỏi biểu mô, dính lại với nhau. Nếu phát hiện thể vermiform thì tôm thường phải thu hoạch ngay để càng lâu thiệt hại càng nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng

Dấu hiệu của bệnh phân trắng

+ Xuất hiện phân tôm màu trắng nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao ở cuối hướng gió,… hoặc trong nhá. Đây là những dấu hiệu phổ biến nhất và bà con có thể dễ dàng nhận biết ao tôm bệnh.

+ Tôm ăn kém hoặc bỏ ăn, thịt tôm không đầy vỏ, vỏ mềm, quan sát tôm thấy rỗng ruột, đường phân bị đứt quãng do đường ruột bị viêm nhiễm, không hấp thụ được thức ăn.

+ Kiểm tra bằng phương pháp mô học phát hiện gan tôm bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.

Những con tôm bị bệnh nặng sẽ trở nên sậm màu hơn, gan tụy bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đường ruột đổi thành màu trắng. Theo các chuyên gia, bệnh phân trắng trên tôm có thể chữa trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm, tôm sẽ bắt mồi trở lại bình thường. Ngược lại, nếu phát hiện quá muộn, tôm bỏ ăn khiến sức khỏe yếu dẫn đến chết rải rác ở đáy ao, ban đầu có thể là vài con nhưng càng lâu số lượng này có thể tăng đến vài trăm con/ngày và hơn nữa.

Dấu hiệu của bệnh phân trắng

Dấu hiệu của bệnh phân trắng

Cách phòng bệnh phân trắng trên tôm

Người nuôi cần thuộc nằm lòng câu “phòng bệnh hơn trị bệnh”. Để làm được điều đó, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như sau:

+ Cải tạo ao thật kỹ và đúng kỹ thuật trước mỗi vụ nuôi. Đây là bước rất quan trọng để loại bỏ mầm bệnh tích tụ từ những vụ nuôi trước.

+ Kiểm soát tình trạng dư thừa chất hữu cơ trong suốt vụ nuôi bằng việc quản lý thức ăn hiệu quả, đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, duy trì mật độ tảo, kiểm soát độ kiềm, sử dụng men vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ trong nước và tích tụ dưới đáy ao.

+ Bổ sung đầy đủ các khoáng chất thiết yếu, vitamin C vào thức ăn để tăng cường khả năng chống chịu của tôm với môi trường.

+ Luôn duy trì hàm lượng oxy trong ngưỡng thích hợp từ 3,5-4ppm.

Một số sản phẩm hỗ trợ xử lý bệnh phân trắng hiệu quả cho tôm

Bà con cần thường xuyên theo dõi và phát hiện bệnh phân trắng sớm để có giải pháp xử lý kịp thời nếu không sẽ để lại hiệu quả nghiêm trọng cho ao nuôi.

Dưới đây là tổng hợp một sản phẩm hỗ trợ xử lý và điều trị bệnh phân trắng mà bà con có thể tham khảo.

Men Tiêu Hóa ROSSZYME PLUS

Men tiêu hóa ROSSZYME PLUS

Men tiêu hóa ROSSZYME PLUS

Thành Phần: Hỗn hợp enzyme và probiotics

Enzyme:

  • Cellulase: 125.000 CMCU
  • Pectinase: 1.000 U
  • Glucanase: 3.000 U
  • Mannanase: 10.000 U
  • Xylanese: 75.000 U
  • Protease: 80.000 U
  • Amylase: 10.000 U
  • Lipase: 3.000 U
  • Phytase: 2.200 FTU

Các chủng men vi sinh (CFU/g):

  • Bacillus subtilis: 3 x 109
  • Lactobacillus acidophilus: 5 x 109
  • Saccharomyces cerevisiae: 3 x 108
  • Saccharomyces baulardii: 5 x 107

Đặc Điểm: Dạng bột mịn, màu trắng xám.

Công Dụng :

– Cung cấp enzyme và vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm cá, giúp ổn định đường ruột, tiêu hóa tốt thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng,…

– Kích thích tôm cá bắt mồi, hấp thụ hiệu quả dưỡng chất, tăng trưởng nhanh, cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

– Tăng cường tiêu hóa chất xơ 75%, carbohydrate, chất béo và protein, bổ sung phốt pho, canxi, ion dương hóa trị hai và các axit amin.

– Phân giải polysaccharide phi tinh bột (NSP) thành các loại đường hòa tan.

– Giảm sự sản sinh mầm bệnh trong đường ruột.

Cách Dùng: 10 g/kg thức ăn hoặc ít hơn tùy vào tình trạng của tôm, cá..

Quy Cách: 10 kg/thùng

Xuất Xứ: Ấn Độ.

ACID HỮU CƠ AQUAFORM

AQUAFORM

AQUAFORM

Thành Phần: Potassium diformate 97%

Đặc Điểm: Dạng bột màu trắng.

Công Dụng :

– Kiểm soát và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa.

– Kích thích sự phát triển của lợi khuẩn.

– Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng.

– Giảm pH dạ dày, thúc đẩy quá trình hoạt hóa của enzyme, làm tăng độ hòa tan của khoáng chất, tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, giảm hệ số chuyển đổi thức đổi (FCR).

– Giúp vật nuôi tăng trưởng nhanh, tăng tỷ lệ sống..

Cách Dùng: Trộn trực tiếp vào thức ăn, 2 – 5 g/ 1 kg thức ăn.

Quy Cách: 25 kg/bao.

Xuất Xứ: Addcon Nordic AS – Đức.

AQUA-PRO

AQUA PROThành Phần :

– Acid Lactic (min) 1,5%

– Bacillus Subtilis (min) 1×1011 CFU/kg

– Bacillus Licheniformis (min) 1×1011 CFU/kg

Công Dụng :

– Cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột tôm cá, giúp ổn định đường ruột, tiêu hóa tốt thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

– Khống chế các vi khuẩn có hại phát triển trong đường ruột, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, hỗ trợ điều trị phân trắng, bệnh đường tiêu hóa.

– Kích thích tôm cá bắt mồi, hấp thụ hiệu quả dưỡng chất, tăng trưởng nhanh, FCR thấp.

– Tác dụng của acid hữu cơ (acid lactic) làm tăng hiệu quả của sản phẩm, tác động tích cực đến chức năng làm việc của dạ dày, đường ruột, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, ức chế vi khuẩn có hại trong đường ruột.

Cách Dùng :

– Trộn 1 – 2 g/ 1 kg thức ăn.

– Tùy vào tình trạng của tôm cá, có thể tăng lượng sử dụng 3 – 5 g/ 1 kg thức ăn.

Quy Cách: 10 kg/thùng.

Xuất Xứ: Zeus Biotech Limited – Ấn Độ.

Với những kiến thức được chia sẻ trên đây, Ngọc Gia Phát tin rằng bà con sẽ biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng trên tôm hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ về sản phẩm, bà con hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!

Ngọc Gia Phát – Nhập khẩu & Phân phối nguyên liệu hóa chất hàng đầu

Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, hóa chất phục vụ ngành thủy sản, chăn nuôi, thú y và nông nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao như chế phẩm sinh học, Yucca, hóa chất xử lý nước và dinh dưỡng bổ sung, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của doanh nghiệp sản xuất thuốc… Đồng thời, chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong hành trình phát triển ao nuôi bền vững.

Địa chỉ: Lô R28A đường số 8, KCN Hải Sơn mở rộng (GĐ 3+4), X. Đức Hòa Hạ, H. Đức Hoà, T. Long An
Phone/Zalo: 0918 978 5190947 487 6850903 405 117
Email: ngocgiaphat.co@gmail.com – www.ngocgiaphat.com
Facebook: nlts.NgocGiaPhat