Tin tức

Đặc trị vi nấm nhiễm trên thủy hải sản

Đặc trị vi nấm nhiễm trên thủy hải sản

Bronopol 99% là một chất khử trùng mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát vi khuẩn, nấm và các mầm bệnh gây hại trong ao nuôi.

Khác với động vật trên cạn, các loài thủy sản không có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng khi nhiễm độc tố nấm mốc, vì vậy chủ đề về ảnh hưởng của độc tố nấm mốc thường không được đề cập trong các thảo luận về nuôi trồng thủy sản.

Ngày nay, chúng ta đã biết được các ảnh hưởng sinh học của độc tố nấm mốc trên các loài thủy sản qua các mối liên kết với nồng độ độc tố trong thức ăn, giai đoạn phát triển và loài nuôi. Trong nuôi trồng thủy sản, độc tố nấm mốc là một trong các tác nhân, sẽ ảnh hưởng lên năng xuất tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng kháng bệnh, gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

Khi bột cá được thay thế bởi những nguồn đạm rẻ hơn từ thực vật, thức ăn thủy sản đối mặt với nguy cơ nhiễm độc cao hơn bởi ít nhất một loại độc tố nấm mốc. Nhiễm độc tố nấm mốc trong thức ăn thủy sản phổ biến ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm do điều kiện thuận lợi cho mốc phát triển và công nghệ bảo quản sau thu hoạch không tốt.

Với sự toàn cầu hóa trong mua bán nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn, mối nguy hiểm từ độc tố nấm mốc có thể xuất hiện ở nhiều nơi.

Triệu chứng nhiễm nấm trên cá

Triệu chứng nhiễm nấm trên cá

Triệu trứng nhiễm nấm trên thủy hải sản

Nấm là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở động vật thủy sản gồm 2 nhóm đó là nấm bậc thấp chủ yếu nấm thủy mi như Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces và một số giống khác như Branchiomyces, Lagenidium, Haliphthoros và nấm bậc cao chủ yếu nhóm nấm bất toàn như Fusarium, Exophiala, Ochroconis, Acremonium và Plectosporium. Dấu hiệu bệnh lý thường gặp trên thân cá có túi màu trắng giống như bông, mang nhợt nhạt hay chuyển sang màu nâu hoặc đen ở giáp xác.

MỘT SỐ BỆNH NẤM THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Nhóm nấm bậc thấp:

Đặc điểm cơ bản để nhận biết nấm bậc thấp là sợi nấm không có vách ngăn ngang (de Hoog et al., 2000).

Bệnh nấm thủy mi: tác nhân chủ yếu gồm các giống Saprolegnia, Aphanomyces và Achlya (Yanong, 2003). Nấm có dạng sợi, cấu tạo các sợi nấm đa bào và không có vách ngăn ngang. Các sợi nấm dầy và bện vào nhau trông giống như túi bông gòn bên ngoài cơ thể vật chủ, chúng có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính (Neish and Hughes, 1980).

Nấm Saprolegnia là tác nhân cơ hội gây bệnh ở cá chép Cyprinus carpio, cá lóc Chanos chanos và cá Odonthetes bonariensis ở Nhật Bản (Kitancharoen et al., 1995). Loài S. diclina nhiễm ở trứng cá hồi Oncorhynchus mykiss ở Nhật Bản (Kitancharoen et al., 1997), trứng cá chép ở Thái Lan (Chukanhom and Hatai, 2004) và S. salmonis sp. nov. nhiễm ở cá hồi O. nerka (Hussein and Hatai, 1999; Hussein and Hatai, 2002).

Nấm Aphanomyces sợi nấm phân nhánh và không có vách ngăn ngang, đường kính 7-15 µm. Nấm Aphanomyces nhiễm trên trứng cá hồi chấm Salvelinus leucomaenis, cá hồi O. masou, cá ayu Plecoglossus altivelis, cá chẽm Lates calcarifer, cá sặc Trichogaster trichopterus và ở tôm nước ngọt như Procambarus clarkii và Pacifastacus leniusculus (Kitancharoen and Hatai, 1997; Yanong, 2003, Royo et al., 2004). Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển là 20-25oC và pH 5-10 (Kitancharoen and Hatai, 1997).

Bệnh nấm mang: tác nhân gây bệnh chủ yếu là Branchiomyces. Sợi nấm phân nhánh, đường kính 19-21 µm. Nấm thường ký sinh ở mang, dấu hiệu nhận biết là mang chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu trắng đục, các tơ mang dính lại hoặc sưng to, hoại tử, quan sát tiêu bản tươi thấy sợi nấm có màu nâu sáng, phân nhánh và không có bào tử (Neish and Hughes, 1980; Yanong, 2003).

Bệnh do nấm Lagenidium: nấm khi nuôi cấy trên môi trường PYGSA khuẩn lạc có màu trắng và đường kính 35-40 mm sau 5 ngày, ở 25oC. Sợi nấm không vách ngăn và không phân nhánh, có nhiều hạt nhỏ bên trong, đường kính 5-40 µm. Động bào tử được hình thành trong túi bào tử sau 12 giờ khi chuyển sang cấy trong môi trường nước biển nhân tạo.

Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện đốm trắng bên ngoài vật chủ, đồng thời quan sát tiêu bản tươi cho thấy có sự hiện diện của sợi nấm. Tỷ lệ gây chết do nấm Lagenidium trên ấu trùng cua có thể lên đến 100% (Nakamura et al., 1994; Roza and Hatai, 1999; Hatai et al., 2000).

Bệnh do nấm Haliphthoros: nấm khi nuôi cấy trên môi trường PYGSA khuẩn lạc có màu trắng và đường kính 20-25 mm sau 5 ngày ở 25oC. Sợi nấm có nhiều hạt nhỏ sáng bên trong, không có vách ngăn, nhưng phân nhánh, đường kính 7.5-30 µm. Sợi nấm có điểm mấu tạo thành túi bào tử. Loài nấm H. milfordensis và H. philippinensis nhiễm ở hàu Urosalpinx cinerea, tôm hùm Homarus americanus, bào ngư Haliotis sieboldii, ấu trùng cua S. serrata, ghẹ P. pelagicus và tôm he P. japonicas. Nhiệt độ tối ưu cho nấm phát triển từ 25- 30oC, pH 4-11 và độ mặn khoảng 10-50‰.

Nhóm nấm bậc cao:

Đặc điểm cơ bản để nhận biết nấm bậc cao là sợi nấm có vách ngăn ngang (de Hoog et al., 2000).

Bệnh do nấm Fusarium: một số loài như Fusarium solani, F. moniliforme và F. oxysporum là tác nhân gây bệnh đen mang ở tôm he P. japonicus (Egusa and Ueda, 1972; Bian and Egusa, 1981; Khoa and Hatai, 2005). Tác nhân gây bệnh đen mang ở tôm sú P. monodon và trên tôm hùm Homarus americanus do nấm F. incarnatum (Lightner and Fontain, 1975; Khoa et al., 2004). Ngoài ra, nấm F. solani nhiễm trên rùa biển Caretta caretta (Hose et al., 1984; Cabanes et al., 1997) và nấm Fusarium sp. nhiễm trên tôm càng xanh (Burns et al., 1979).

Bệnh do nấm Acremonium: nấm Acrem

Bronopol 99%

Bronopol 99%

onium khuẩn lạc phát triển nhanh trên môi trường PYGSA, đường kính khoảng 70 mm sau 10 ngày ở 20oC, khuẩn lạc có màu hơi trắng, vàng nhạt hoặc hơi hồng. Sợi nấm tập trung thành chùm. Cuống sinh bào tử là thể bình dạng búp măng. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển từ 20-30oC và pH khoảng 4-11 (de Hoog et al., 2000; Duc et al., 2009). Nấm Acremonium sp. là tác nhân gây bệnh đen mang ở tôm Astacus leptodactylus (Diler and Bolat, 2001), nâu mang ở tôm tít Oratosquilla oratoria và có khả năng gây bệnh cho tôm he P. japonicus trong điều kiện thí nghiệm (Duc et al., 2009; Duc, 2009).

Bronopol 99% đặc trị vi nấm nhiễm trên thủy hải sản

Bronopol 99% là một chất được ứng dụng khá phổ biến trong chăn nuôi thuỷ sản. Bronopol hay còn có một số tên gọi khác như Bronopolum, Bronopolu,… Là một chất kháng khuẩn phổ rộng, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ khoảng hơn 30 năm trước từ 1984 tại Hoa Kỳ. Vào thời điểm này, Bronopol 99% được ứng dụng làm chất diệt khuẩn trong công nghiệp, diệt nấm và làm chất bảo quản.

Bronopol 99% được kiểm định an toàn không chỉ cho tôm cá. Mà còn cho ao nuôi vì không để lại dư lượng trong nước và môi trường xung quanh.

Công dụng

  • Phòng và trị ngoại ký sinh, vi nấm gây bệnh trên tôm, cá.
  • Bronopol 99%là một chất đặc trị vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản, được dùng phổ biến trong trại sản xuất cá giống, ương cũng như nuôi thương phẩm, được xem là chất thay thế cho malachite green.
  • Bronopol 99%đặc trị bệnh ghẻ, nấm nhớt, đen mình trên cá rô, cá lóc; hiện tượng thối đuôi trên cá tra do nấm gây ra; đóng rong, đóng nhớt, đen mang trên tôm.

Khi sử dụng Bronopol 99% của Ngọc Gia Phát chúng tôi, người nuôi có thể hoàn toàn yên tâm trong việc sử dụng các hoá chất khác trong quá trình chăn nuôi. Bronopol sẽ không gây ảnh hưởng lên các chất khác và thông số trong môi trường ao nuôi.

Ngọc Gia Phát – Nhập khẩu & Phân phối nguyên liệu hóa chất hàng đầu

Chúng tôi tự hào là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu, hóa chất phục vụ ngành thủy sản, chăn nuôi, thú y và nông nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao như chế phẩm sinh học, Yucca, hóa chất xử lý nước và dinh dưỡng bổ sung, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của doanh nghiệp sản xuất thuốc… Đồng thời, chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con nông dân trong hành trình phát triển ao nuôi bền vững.

Địa chỉ: Lô R28A đường số 8, KCN Hải Sơn mở rộng (GĐ 3+4), X. Đức Hòa Hạ, H. Đức Hoà, T. Long An
Phone/Zalo: 0918 978 5190947 487 6850903 405 117
Email: ngocgiaphat.co@gmail.com – www.ngocgiaphat.com
Facebook: nlts.NgocGiaPhat